Trước khi tìm hiểu ăn gì để vào con không vào mẹ thì bạn cũng cần hiểu rõ về những sai lầm thường xuyên gặp phải trong chế độ dinh dưỡng của bà bầu:
Ăn cho cả 2 người không phải ăn gấp đôi
Một số mẹ bầu nghĩ rằng cần ăn thật nhiều, ăn gấp đôi lượng thức ăn bình thường, vì mẹ phải ăn đủ cho cả bản thân và thai nhi, như vậy mới đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng trong thời gian mang thai để mẹ khoẻ mạnh em bé phát triển tốt.
Tuy nhiên, thai nhi trong bụng có một trọng lượng rất bé và không đáng kể, thế nên lượng dinh dưỡng cho bé không thể như một người lớn bình thường. Các chuyên gia khuyến cáo chỉ cần ăn nhiều hơn so với bình thường một chút là đã đủ. Trong mỗi giai đoạn của thai kỳ, thai nhi cần dưỡng chất khác nhau để có thể phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Nếu mẹ bầu không bổ sung dưỡng chất hợp lý thì kết quả chỉ có mẹ ngày càng tăng cân trong khi em bé trong bụng thì lại có ít các chất dinh dưỡng.
Nhịn ăn vì sợ tăng cân
Hầu hết các bác sĩ khuyến cáo rằng, phụ nữ đang mang thai không được thực hiện chế độ ăn kiêng để giảm cân trong thai kỳ. Chế độ ăn uống trong thời gian này góp phần rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ.
Chia nhỏ bữa ăn nhưng không giảm khẩu phần
Mẹ bầu khi đi khám thai sẽ nhận được lời khuyên chia nhỏ các bữa ăn của bác sĩ, nhưng nhiều người chưa hiểu đúng theo lời khuyên này, họ chia nhiều bữa ăn trong một ngày, nhưng lượng thức ăn mỗi bữa lại không đổi. Nếu hiểu đúng, lời khuyên này có nghĩa là thay vì ăn một ngày 3 bữa chính thì bà mẹ nên chia thành 5 – 6 bữa nhỏ, bao gồm 3 bữa chính và các bữa phụ, đồng thời khẩu phần ăn mỗi bữa sẽ được giảm đi để tránh trường hợp ăn lượng thức ăn quá nhiều trong một ngày. Việc chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp bà mẹ nạp đủ calo và chất dinh dưỡng, đồng thời giúp ổn định lượng đường trong máu, giảm tích tụ mỡ thừa, bớt nôn nghén.
Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu cần lưu ý bổ sung đầy đủ những vi dinh dưỡng thiết yếu như :
Trong khuyến cáo chế độ dinh dưỡng dành cho bà bầu, Viện dinh dưỡng quốc gia cũng chỉ ra mẹ bầu 3 tháng đầu nên sử dụng lương thức ăn như người bình thường, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối có thể tăng lên đôi chút.
Dưới đây là một số loại thực phẩm giúp tăng cường chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi, đồng thời không gây thừa cân cho mẹ.
Tinh bột
Đứng đầu trong những thực phẩm ăn vào con không vào mẹ đó là tinh bột. Những mẹ bầu nên ăn 2 – 3 chén cơm/ngày. Đồng thời, vào buổi sáng thì nên ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm chứa tinh bột khác như bánh mì, yến mạch, khoai lang hoặc gạo lứt để cơ thể dễ tiêu hóa hơn.
Các loại thịt
Các loại thịt như thịt bò, thịt heo và thịt gà…là những nguồn thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng, đặc biệt là sắt và hỗ trợ tăng cân cho thai nhi. Ngoài ra, những mẹ bầu cũng nên bổ sung thêm các loại hải sản như ngao, trai, ốc hến, cua, ghẹ, tôm, cá nhỏ ăn được cả xương… đây là nguồn cung cấp canxi tự nhiên giúp hỗ trợ cho sự phát triển của xương và não thai nhi. Các bà mẹ hãy xây dựng thực đơn ăn ‘‘vào con không vào mẹ’’ luân phiên mỗi thực phẩm trên từ 2 – 3 bữa mỗi tuần.
Các loại cá
Các loại cá thường nằm trong top thực phẩm ăn vào con không vào mẹ hiệu quả nhất. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên hạn chế dùng các loại cá biển chứa thủy ngân như cá thu, cá ngừ… Thay vào đó, có thể dùng các loại cá như cá hồi, cá chim, cá cơm, cá chép, rô phi… để cung cấp các chất dinh dưỡng, đặc biệt là bổ sung Omega 3 cho thai nhi. Có thể dùng 2 – 3 bữa ăn có cá mỗi tuần bằng các phương pháp nấu như kho, hấp, luộc, nấu canh, nấu cháo…
Rau củ
Rau xanh là nguồn thực phẩm bổ sung chất xơ tốt nhất cho các mẹ bầu, giúp ngăn ngừa táo bón trong thai kỳ. Đồng thời, nguồn thực phẩm này còn có thể cung cấp nhiều chất dinh dưỡng khác cho em bé. Các mẹ bầu có thể lựa chọn các loại rau có màu xanh đậm, vì đây là nguồn cung cấp axit folic tự nhiên tốt cho máu và hệ thần kinh của trẻ. Ngoài ra, các loại rau củ khác cũng không nên bỏ qua nhằm tạo nên sự đa dạng cho bữa ăn.
Hãy dùng thêm các loại rau củ quả vào bữa ăn hằng ngày và nên lựa chọn đa dạng, luân phiên các loại rau củ quả trong tuần để bữa ăn thêm phần hấp dẫn.
Trái cây
Ngoài các loại rau củ, trái cây cũng có thể giúp bổ sung chất xơ và các vitamin cần thiết khác. Việc bổ sung trái cây vào chế độ ăn vừa tốt cho hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ bị táo bón, trĩ, vừa cung cấp dinh dưỡng và tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Các mẹ bầu có thể ăn trực tiếp hoặc nếu có cảm giác nôn nghén trong ba tháng đầu có thể chế biến thành các loại nước ép, sinh tố dùng trong bữa ăn chính hoặc phụ cũng rất tốt.
Trứng
Trứng cũng là loại thức ăn được xếp vào top những thực phẩm ăn vào con không vào mẹ. Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên ăn 3 – 4 quả mỗi tuần là đủ.
Sữa
Trong những thực phẩm ăn vào con không vào mẹ còn có sữa và những chế phẩm liên quan. Bà mẹ nên bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa trong suốt thai kỳ để tăng cường các chất dinh dưỡng như Protein, Vitamin D, Canxi…Hãy uống 2 – 3 ly sữa tươi mỗi ngày, khuyến cáo nên sử dụng sữa sau bữa ăn chính 2 tiếng để tránh cảm giác no trước khi ăn.
Bên cạnh các thực phẩm nên ăn để vào con không vào mẹ, các bà mẹ cũng cần phải tránh sử dụng các thực phẩm sau trong khi mang thai:
Bên cạnh những món ăn được giới thiệu ở trên thì bà bầu cần phải duy trì chế độ ăn uống khoa học và hợp lý. Dưới đây là những bí quyết khác giúp ăn vào con không vào mẹ cần ghi nhớ:
Nỗi lo về chế độ ăn uống tốt nhất cho con là một trong những vấn đề thường hay gặp phải ở những mẹ bầu, đặc biệt là với những người lần đầu được làm mẹ. Hãy áp dụng các loại thực phẩm được giới thiệu ở trên vào chế độ ăn hằng ngày, với lượng hợp lý để đảm bảo vừa giúp tăng cường sức khỏe cho con, vừa hạn chế được nguy cơ thừa cân béo phì trong thời gian sinh nở.
Nguồn : bau.vn
![]() ![]() ![]() |
© Copyright 2010 - 2023
Email: info@nuoicon.com
Nuoicon.com là Chuyên trang Thông tin kiến thức dành cho mẹ