Trẻ ốm vặt là nỗi ám ảnh của các mẹ, vì thế việc bổ sung dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng là rất quan trọng. Khi sức đề kháng được nâng lên sẽ giúp chống lại các vi khuẩn gây bệnh, từ đó hạn chế tối đa trẻ ốm vặt, nhất là những bệnh liên quan đến hô hấp, tiêu hóa.
Mẹ trẻ stress vì con ốm vặt triền miên
Trẻ nhỏ ở lứa tuổi nào cũng dễ bị ốm vặt, trong đó hai vấn đề thường gặp nhất đó là các bệnh liên quan đến đường hô hấp và tiêu hóa. Tác nhân chính khiến trẻ ốm vặt đó là do virus hoặc vi khuẩn tấn công, đặc biệt với những trẻ có sức đề kháng yếu, bị suy giảm miễn dịch nguy cơ gây biến chứng rất cao. Với trẻ có sức đề kháng tốt, cơ thể sẽ có miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh, hoặc nếu có bị ốm cũng không gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Chị Thùy Dung (24 tuổi, ở Hà Nội) sau khi nghỉ sinh 6 tháng, từ đầu năm 2025 chị mới bắt đầu quay trở lại văn phòng làm việc. Thế nhưng, hơn 5 tháng đi làm chị áp lực vô cùng khiến người gầy rộc. Công việc với chị không quá vất vả, nhưng áp lực đến từ việc con trai chị ốm vặt triền miên, nhất là giai đoạn từ khi chị đi bắt đầu đi làm.
Trẻ ốm vặt là nỗi ám ảnh của rất nhiều phụ huynh. Ảnh minh họa.
Ban đầu, chị Dung nghĩ do con thiếu hơi mẹ nên vậy, nên chị xin công ty tạo điều kiện để được “đi muộn, về sớm”, dù vậy cứ vài bữa con chị lại ho húng hắng, tiêu chảy phải đưa đi khám, điều này khiến chị stress và mệt mỏi vô cùng. “Tôi nghĩ giai đoạn bé chuyển sang ăn dặm, tiêu hóa chưa thích nghi nên vậy, nhưng tình trạng này kéo dài suốt vài tháng khiến tôi lo lắng. Đi khám thì không ra bệnh, bác sĩ chỉ tư vấn thay đổi chế độ ăn uống chứ không có kê loại thuốc nào”, chị Dung nói.
Sau khi đi khám tiêu hóa, hô hấp nhưng tình trạng ốm vặt của con không cải thiện, chị Dung quyết định đưa con đi khám dinh dưỡng. Tại đây bác sĩ tư vấn khá kỹ, nhất là việc cần bổ sung dinh dưỡng từ sữa có chứa thành phần Lactoferrin, giúp giảm nhiễm trùng tiêu hóa và hô hấp ở trẻ.
“Bác sĩ nói rằng, sau 6 tháng đầu đời trẻ dễ bị ốm vặt hơn, do miễn dịch từ sữa mẹ đã giảm đáng kể và hệ miễn dịch của trẻ vẫn còn non nớt chưa hoàn thiện. Đồng thời, trẻ cũng gặp gỡ nhiều người và tiếp xúc với môi trường bên ngoài nhiều hơn để khám phá thế giới xung quanh. Vì thế, ngoài tiếp tục cho bú sữa, ăn dặm đầy đủ dinh dưỡng, thì nên bổ sung sữa có chứa thành phần Lactoferrin để tăng sức đề kháng cho con. Quả thực sau khi bổ sung sữa một thời gian, con đã hạn chế ốm vặt, tôi cũng ít phải xin nghỉ việc để đưa con đi khám”, chị Dung chia sẻ.
Có phải chỉ trẻ ốm yếu mới cần bổ sung Lactoferrin?
Các nghiên cứu cho thấy, Lactoferrin có vai trò rất quan trọng với sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bất kể trẻ nào cũng cần thiết phải bổ sung Lactoferrin, thực tế cho thấy, ngay từ khi trẻ mới sinh ra đã được bổ sung Lactoferrin từ nguồn sữa mẹ. Lactoferrin là một loại protein quan trọng có trong sữa mẹ, đặc biệt là sữa non, giúp trẻ có sức đề kháng vững vàng hơn trong những năm tháng đầu đời. Ngoài ra, Lactoferrin cũng có trong sữa bò hay sữa công thức được bổ sung thêm chất này.
Dù trẻ được bổ sung Lactoferrin từ nguồn sữa mẹ, nhưng khi trẻ càng lớn cơ thể cần càng nhiều, trong khi sữa mẹ không còn cung cấp đủ nhu cầu vì thế việc bổ sung Lactoferrin từ những nguồn khác là rất quan trọng. Đặc biệt, với trẻ có sức đề kháng kém, suy giảm miễn dịch việc bổ sung Lactoferrin thường xuyên và đầy đủ sẽ giúp trẻ hạn chế ốm vặt, nhất là các bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn đường tiêu hóa và hô hấp.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, Lactoferrin có khả năng liên kết cao với sắt, giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn có hại và hỗ trợ trẻ vượt qua các bệnh như tiêu hóa, hô hấp một cách nhẹ nhàng hơn. Nguyên nhân là do, vi khuẩn có hại thiếu sắt không thể hoạt động, khả năng cô lập sắt của Lactoferrin đóng vai trò trong hoạt động kháng khuẩn, ngăn cản quá trình nhân lên của chúng.
Trẻ nào cũng cần được bổ sung Lactoferrin, nhất là những trẻ có sức đề kháng kém, hệ tiêu hóa yếu hay ốm vặt. Ảnh minh họa.
Lactoferrin không chỉ có khả năng "giành giật" sắt với vi khuẩn mà còn loại bỏ sắt trong cấu trúc của vi khuẩn, gây ức chế sự phát triển của vi khuẩn tại vị trí nhiễm trùng và điều chỉnh giảm sự biểu hiện của các yếu tố độc lực của chúng. Đồng thời, sắt là khoáng chất quan trọng tham gia vào quá trình tạo hồng cầu, hệ thống miễn dịch, điều hòa nhiệt độ của cơ thể và đảm nhận nhiệm vụ vận chuyển oxy từ phổi đi tất cả các cơ quan trong cơ thể. Nhờ khả năng liên kết mạnh mẽ với sắt, Lactoferrin sẽ giúp trẻ hấp thu sắt tốt hơn.
Còn với hệ tiêu hóa, Lactoferrin cũng là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho các lợi khuẩn đường ruột phát triển. Chúng thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn có lợi, đồng thời ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại trong đường ruột. Do vậy, những trẻ có vấn đề về hệ tiêu hóa, việc bổ sung Lactoferrin là rất quan trọng để vừa giúp bảo vệ khỏi vi khuẩn, vừa giúp tiêu hóa tốt hơn nhờ vào việc điều chỉnh sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột.
Ngoài việc bổ sung sữa có chứa Lactoferrin, các chuyên gia cho biết, để bảo vệ trẻ khỏi những tác nhân gây bệnh, nhất là bệnh liên quan đến đường hô hấp, tiêu hóa thì cho trẻ ăn (với trẻ trên 6 tháng) đa dạng thực phẩm, hạn chế những tác nhân gây bệnh bằng cách vệ sinh thường xuyên, ít đi đến nơi đông người. Một vấn đề quan trọng không kém so với việc bổ sung Lactoferrin, đó là hãy tiêm phòng vắc xin đầy đủ cho trẻ để nâng cao sức đề kháng, chống lại tác nhân gây bệnh và hạn chế biến chứng khi mắc bệnh.
![]() ![]() ![]() |
© Copyright 2010 - 2023
Email: info@nuoicon.com
Nuoicon.com là Chuyên trang Thông tin kiến thức dành cho mẹ