Một số thói quen hàng ngày đang âm thầm ảnh hưởng đến tốc độ học nói của bé.
Thông thường, trẻ 1 tuổi bắt đầu học nói, một số trẻ có thể phát triển khả năng ngôn ngữ sớm hơn hoặc chậm hơn mốc này, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như di truyền, môi trường và sự tương tác.
Trong giai đoạn này, việc phát triển ngôn ngữ là một phần quan trọng trong quá trình lớn lên, giúp trẻ giao tiếp, ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý và kỹ năng học tập sau này.
Tuy nhiên, chuyên gia đã chỉ ra rằng có 4 ''cạm bẫy'', mà nhiều bậc phụ huynh dễ lầm tưởng là cách chăm sóc "chu đáo", nhưng thực chất lại cản trở quá trình học nói của trẻ.
Trẻ chỉ tay và bố mẹ vội vàng phục vụ
Trẻ chưa thể nói nên thường dùng tay để biểu đạt suy nghĩ và nhu cầu của mình. Ví dụ, khi trẻ khát nước, sẽ chỉ tay vào cốc nước, hay khi đói, trẻ sẽ chỉ tay vào tủ đựng đồ ăn. Đây là một phản xạ tự nhiên của trẻ, cố gắng giao tiếp với thế giới.
Theo phản xạ này, bố mẹ thường sẽ ngay lập tức đáp ứng nhu cầu của trẻ, lấy nước hoặc thực phẩm cho trẻ mà không hỏi thêm gì.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đây là một sai lầm mà hầu hết phụ huynh mắc phải, và thực tế không có lợi cho quá trình học nói của trẻ.
Điều quan trọng là, bố mẹ nên dạy trẻ học cách tự nói lên nhu cầu của mình. Việc khuyến khích trẻ diễn đạt cảm xúc và mong muốn bằng lời nói sẽ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên hơn.
Ví dụ, khi thấy trẻ chỉ tay vào cốc nước, bố mẹ có thể nói: "Con muốn gì? Nói mẹ nghe nào." Câu hỏi này không chỉ tạo cơ hội cho trẻ thực hành nói.
Lúc đầu, trẻ có thể không biểu đạt rõ ràng, chỉ phát ra những âm thanh hay từ đơn giản. Nhưng điều này không sao cả, quan trọng là bố mẹ kiên nhẫn lắng nghe và khuyến khích trẻ.
Khi trẻ cố gắng nói ra nhu cầu, hãy khen ngợi và khích lệ trẻ, ví dụ như: "Đúng rồi, con muốn nước! Mẹ sẽ lấy nước cho con." Bằng cách này, trẻ sẽ cảm thấy tự tin hơn trong việc sử dụng ngôn ngữ và hiểu rằng lời nói của mình có giá trị.
Bố mẹ dùng phim hoạt hình để xoa dịu trẻ
Đây là trường hợp phổ biến mà chúng ta dễ dàng quan sát thấy: Khi trẻ không muốn ăn hoặc quấy khóc, bố mẹ thường dùng phim hoạt hình hay chương trình yêu thích nào đó để xoa dịu, làm hài lòng trẻ.
Mặc dù đây có thể là một giải pháp hiệu quả tạm thời, nhưng việc tiếp xúc với các chương trình phát thanh sớm có thể làm hạn chế khả năng chủ động nói của trẻ.
Nghiên cứu cho thấy trẻ từ 0-3 tuổi cần tương tác để phát triển ngôn ngữ. Nếu trong giai đoạn này, phần lớn thời gian trẻ nhìn vào màn hình mà không cần bất kỳ phản hồi nào, sẽ giảm cơ hội để sử dụng não bộ một cách tích cực hoặc thực hành kỹ năng nói.
Hãy cùng trẻ đọc truyện tranh, hát đồng dao và trò chuyện trước khi ngủ.
Kết quả là, trẻ có thể gặp khó khăn trong việc phát triển khả năng ngôn ngữ. Thực tế, việc trẻ không được khuyến khích tham gia vào các hoạt động tương tác sẽ dẫn đến tình trạng thụ động, làm cho quá trình học hỏi trở nên kém hiệu quả.
Cách thay thế hiệu quả hơn là bố mẹ chuyển từ việc cho trẻ xem TV sang đọc truyện tranh, hát đồng dao và trò chuyện trước khi ngủ.
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng khoảng 30 phút trước khi ngủ là thời gian giúp trẻ học nhanh hơn so với việc xem phim hoạt hình.
Nhà quá yên tĩnh và người lớn tiết kiệm lời nói
Lời nói của bố mẹ chính là từ vựng cho trẻ học tập. Vì vậy, việc lặp lại hàng ngày sẽ khiến những từ ngữ đó đi vào não và trẻ có thể sử dụng.
Ngôn ngữ không chỉ đơn thuần là một công cụ giao tiếp, mà còn là một phần quan trọng trong việc hình thành nhận thức và khả năng tư duy của trẻ. Nếu bố mẹ quá tiết kiệm lời nói hoặc ít tương tác, trẻ sẽ không có cơ hội học thêm từ vựng.
Thay vào đó, bố mẹ nên tận dụng những hoạt động hàng ngày để trò chuyện với trẻ. Chẳng hạn, khi chuẩn bị bữa ăn, hãy nói: "Con nhìn xem, mẹ đang cắt cà rốt nhé!" hay khi rửa bát "Mấy chiếc đĩa này được rửa sạch rồi." Những câu nói đơn giản nhưng có tính tương tác như vậy sẽ giúp trẻ hình thành ý thức về ngôn ngữ và học hỏi từ vựng một cách tự nhiên.
Bên cạnh đó,không có gì là quá thừa khi nói chuyện với trẻ. Việc thường xuyên giao tiếp và lặp lại từ ngữ sẽ tạo ra một môi trường ngôn ngữ phong phú, trẻ dễ dàng tiếp thu và ghi nhớ.
Lời nói của bố mẹ chính là từ vựng cho trẻ học tập.
Trẻ nói chậm, bố mẹ vội vàng ngắt lời
Trẻ nói chậm, bố mẹ vội vàng ngắt lời, sẽ khiến trẻ giảm đi sự tự tin để bày tỏ nhu cầu. Khi trẻ đang cố gắng nói ra điều gì đó, nhưng bị ngắt lời sẽ mất đi cơ hội để hoàn thành câu nói.
Ví dụ, trong một tình huống đơn giản, khi bé nói: “Mẹ ơi…Mẹ ơi…”, và mẹ lập tức ngắt lời bằng câu: "Được rồi, được rồi, mẹ sẽ rót nước và cắt một quả táo cho con," trẻ có thể cảm thấy như mình không có cơ hội để hoàn thành ý của mình
Thay vào đó, bố mẹ nên kiên nhẫn lắng nghe và tạo không gian cho trẻ học nói. Phản hồi thích hợp có thể là: "Con đang gọi mẹ đúng không? Con muốn nói gì nào?" Câu hỏi này khuyến khích trẻ diễn đạt, thể hiện sự quan tâm của bố mẹ. Khi trẻ cảm thấy được lắng nghe, sẽ có xu hướng nói nhiều hơn và cải thiện kỹ năng ngôn ngữ.
![]() ![]() ![]() |
© Copyright 2010 - 2023
Email: info@nuoicon.com
Nuoicon.com là Chuyên trang Thông tin kiến thức dành cho mẹ