Slide 02Slide 03

5 cây thầy thuốc thích, thầy phong thủy cũng “ưng bụng”, trồng trong nhà vừa khỏe người vừa lắm phúc lộc

19.07.2025   |   Phong Cách Sống

5 loại cây dưới đây như những “chuyên gia dưỡng sinh”, trồng trong nhà không chỉ làm đẹp không gian mà còn mang lại sức khỏe và vận khí tốt cho gia chủ, rất đáng để sở hữu.

Bạc hà

Bạc hà được xem như máy lọc không khí tự nhiên, tỏa ra hương thơm mát lạnh giúp tinh thần tỉnh táo, sảng khoái. Khi cảm lạnh, nghẹt mũi, vò vài lá bạc hà đặt lên mũi sẽ hiệu quả hơn cả dầu gió.

Trong bếp, bạc hà cũng thường được dùng làm điểm nhấn trang trí, kích thích cảm giác thèm ăn. Mùa hè, nước ép bạc hà bôi lên da khi đi ngoài trời giúp đuổi muỗi rất hiệu quả.

Về phong thủy, bạc hà được cho là mang lại sinh khí, xua đuổi tà khí, giúp không gian nhà cửa thêm tươi mới, mang đến vận khí tốt và sức khỏe dồi dào cho gia chủ.

Bạc hà cực dễ trồng, chỉ sau vài tháng đã phủ xanh cả chậu, cắt cành ngâm nước cũng nhanh ra rễ, rất thích hợp cho người mới trồng cây.

5 cây thầy thuốc thích, thầy phong thủy cũng “ưng bụng”, trồng trong nhà vừa khỏe người vừa lắm phúc lộc - 1

 

Nha đam

 Cây nha đam hay còn gọi là lô hội, là một loại cây cảnh được cả thầy thuốc và thầy phong thủy thích. Mỗi mùa hè, khi bị muỗi hoặc côn trùng đốt, chỉ việc bẻ một lá nha đam, thoa lên chỗ bị cắn, cảm giác ngứa giảm hẳn.

Đồng thời, khi đặt cây này trong nhà còn có tác dụng khử trùng, diệt khuẩn. Nha đam có công dụng đặc biệt là hấp thụ formaldehyde và nhiều loại khí độc hại trong không khí, thực sự là một “người bảo vệ” sức khỏe của gia đình.

Về phong thủy, nha đam tượng trưng cho sự kiên cường và sức sống mãnh liệt, giúp thu hút năng lượng tích cực, xua đuổi năng lượng tiêu cực, mang lại may mắn và sự bình an cho gia chủ.

Ngoài ra, nha đam rất dễ chăm, cả tháng không tưới cũng không chết, lá còn mọng nước hơn. Mùa đông để trong nhà, mùa hè đem ra phơi nắng, thỉnh thoảng tưới nước vo gạo là cây phát triển rất tốt.

5 cây thầy thuốc thích, thầy phong thủy cũng “ưng bụng”, trồng trong nhà vừa khỏe người vừa lắm phúc lộc - 2

Kim thủy tùng

Kim thủy tùng hay còn gọi là cây măng tây, có thân mảnh mai, lá như lông vũ mềm mại, nhìn như một phiên bản thu nhỏ của rừng tre. Đặt một chậu trên bàn làm việc hay bàn học, không gian ngay lập tức trở nên trang nhã, tinh tế hơn hẳn. Loài cây này rất thú vị, cành non mới mọc thẳng đứng, nhưng chỉ sau vài ngày sẽ tự uốn cong mềm mại mà không cần người chăm phải tạo dáng.

Ở nhà có một chậu kim thủy tùng trong phòng làm việc, không chỉ tăng thêm không khí học tập, thư giãn mà còn cải thiện chất lượng không khí. Kim thủy tùng có khả năng kháng khuẩn, ngăn chặn sự sinh sôi của vi khuẩn, giúp bảo vệ sức khỏe cả gia đình.

Về phong thủy, loại cây này tượng trưng cho sự thanh tao, tinh khiết và kiên nhẫn. Nó giúp cân bằng năng lượng trong phòng, thu hút vận khí tốt và mang lại sự bình an, trí tuệ sáng suốt cho gia chủ.

Kim thủy tùng rất dễ tính, chịu hạn tốt, nếu quên tưới nước mà lá có vàng thì cứ cắt sát gốc, cây lại tươi mới và sống khỏe mạnh trở lại.

5 cây thầy thuốc thích, thầy phong thủy cũng “ưng bụng”, trồng trong nhà vừa khỏe người vừa lắm phúc lộc - 3

Thanh mộc hương

Lá của cây thanh mộc hương nhỏ, bóng mượt, chỉ cần chạm nhẹ là tỏa ra hương thơm đặc biệt, có thể xua đuổi muỗi và côn trùng. Đặt trên cửa sổ ban công, ban đêm sẽ không bị muỗi làm phiền, cả mùa hè rất dễ chịu.

Ngoài ra, đặt cây trong nhà vệ sinh cũng rất hiệu quả, giúp khử mùi hôi khó chịu, làm không khí trong lành và sạch sẽ hơn.

Về phong thủy, thanh mộc hương được xem là biểu tượng của sự thanh khiết và năng lượng tích cực, giúp cải thiện không khí trong nhà, mang lại cảm giác thư thái và thu hút tài lộc, may mắn cho gia chủ.

Thanh mộc hương rất dễ chăm, ưa ánh sáng đầy đủ, chỉ cần đặt ở ban công và mỗi tuần xoay nhẹ chậu để cây phát triển đều. Mỗi tháng bón phân một lần, lá sẽ xanh mướt và khỏe mạnh. Cây còn có thể được tạo dáng tùy ý, giúp không gian thêm sang trọng, tinh tế.

5 cây thầy thuốc thích, thầy phong thủy cũng “ưng bụng”, trồng trong nhà vừa khỏe người vừa lắm phúc lộc - 4

Phật thủ

Phật thủ là loại cây trồng trong nhà có vẻ ngoài sang trọng nhất trong số các loại kể trên. Quả của nó giống như bàn tay Phật, tỏa ra hương thơm đặc trưng của họ cam quýt. Quả phật thủ còn có thể dùng làm thuốc, pha nước uống giúp hóa đờm, giảm ho, nhưng nếu bệnh nặng thì nên đi khám, không tự ý dùng.

Phật thủ còn giúp cải thiện chất lượng không khí, khử mùi hôi, diệt khuẩn và chống côn trùng, là trợ thủ đắc lực trong gia đình. Trong phong thủy, cây phật thủ được xem là biểu tượng của bàn tay Phật, ôm ấp và bảo bọc, mang lại may mắn, thuận lợi, như ý cho gia đình.

Bạn có thể trồng cây phật thủ trước nhà, ban công hoặc trưng bày trong nhà. Tuy nhiên, trồng phật thủ cần chăm chút hơn các loại cây khác.

Cây cần nhiều ánh sáng, nên đặt ở cửa sổ hướng Nam, ban công hoặc nơi có ánh sáng tốt. Tưới nước phải đúng cách, để đất khô rồi mới tưới, tránh tưới quá nhiều dễ làm thối rễ. Thường xuyên tỉa cành giúp cây thông thoáng, nhiều ánh sáng hơn. Khi cây ra quả, bón thêm phân hữu cơ để cây phát triển nhanh và giữ quả lâu hơn.

5 cây thầy thuốc thích, thầy phong thủy cũng “ưng bụng”, trồng trong nhà vừa khỏe người vừa lắm phúc lộc - 5

 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email
Sự Kiện - Tin Tức
Sức khỏe
Giải trí
Phong Cách Sống
Làm đẹp
Gia đình
Nuôi dạy con

Email: info@nuoicon.com

Nuoicon.com là Chuyên trang Thông tin kiến thức dành cho mẹ