Slide 02Slide 03

Suy dinh dưỡng nên ăn gì? Xây dựng chế độ ăn như thế nào?

21.04.2025   |   Tư vấn dinh dưỡng

Người bị suy dinh dưỡng nên ăn gì để cân bằng lượng dinh dưỡng cơ thể cần và calo nạp vào mà không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tổng thể? Người bệnh nên điều chỉnh chế độ ăn cho người suy dinh dưỡng ra sao?

Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể bị thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu như protein, chất béo, carbohydrate, vitamin và khoáng chất. (1)

Để cải thiện vấn đề này, người bệnh cần thăm khám trực tiếp và điều chỉnh chế độ ăn uống, vận động theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Dưới đây là một số quy tắc dinh dưỡng mà người bệnh có thể tham khảo nếu chưa biết suy dinh dưỡng nên ăn gì:

1. Tăng dần lượng calo nạp vào

Tính toán calo là một trong những cách hiệu quả giúp cải thiện cân nặng. Bạn cần đảm bảo lượng calo nạp vào lớn hơn calo cơ thể cần cho hoạt động thường ngày. Để tăng cân hiệu quả mà không gây áp lực lên hệ tiêu hóa, bạn nên tăng dần lượng calo, bắt đầu từ 300 – 500 calo và có thể điều chỉnh lên 700 – 1000 calo tùy vào nhu cầu của cơ thể. Ngoài ra, cần tập trung vào nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhiều calo như thịt, trứng, sữa, phô mai, rau củ… (3)

chế độ ăn cho người suy dinh dưỡng tăng lượng calo nạp vào
Người suy dinh dưỡng cần tính toán calo để tăng cân hiệu quả

1. Tập trung vào thực phẩm giàu dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng nên ăn gì? Bạn không nên ăn các loại thức ăn nhanh và nhiều calo rỗng, thay vào đó nên tiêu thụ các chất dinh dưỡng đa lượng như protein, carbohydrate, chất béo tốt để đảm bảo cân bằng và đa dạng các dưỡng chất thiết yếu. Người suy dinh dưỡng có thể cân nhắc các nhóm thực phẩm có lợi như thịt nạc, cá béo, rau củ tươi, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt… để xây dựng khối cơ bắp khỏe mạnh, đảm bảo năng lượng cho các hoạt động thường ngày, cải thiện hệ tiêu hóa, tim mạch và nâng cao sức khỏe tổng thể.

2. Ưu tiên thực phẩm giàu protein để phục hồi và tăng trưởng cơ bắp

Người suy dinh dưỡng nên ăn gì để bổ sung protein? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, rất nhiều trường hợp bị suy dinh dưỡng do thiếu hụt protein, đây là thành phần thiết yếu trong xây dựng, duy trì cơ bắp và góp phần bảo vệ sức khỏe tổng thể.

Theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), người trưởng thành cần nạp khoảng 50g protein mỗi ngày. Tuy nhiên, người suy dinh dưỡng nên trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn điều chỉnh lượng protein phù hợp với nhu cầu tăng cân. Bạn có thể kết hợp protein động vật và thực vật thông qua việc tiêu thụ trứng, sữa, thịt, đậu, rong biển, rau bina…

3. Bù nước và cân bằng điện giải

Nước và chất điện giải là những thành phần thiết yếu, hỗ trợ nhiều hoạt động quan trọng của cơ thể. Do đó, để tránh tình trạng mất nước và mất cân bằng chất điện giải, người suy dinh dưỡng nên tích cực uống nước, nước điện giải, sữa, trái cây tươi, rau củ…

Người bị suy dinh dưỡng nên ăn gì?

Nếu suy dinh dưỡng không đến từ các yếu tố bệnh lý, bác sĩ thường sẽ hướng dẫn người bệnh thay đổi chế độ nghỉ ngơi, vận động cũng như xây dựng thực đơn cho người suy dinh dưỡng phù hợp, bổ sung một số thực phẩm tốt cho sức khỏe như:

1. Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt là dạng ngũ cốc giữ được nguyên cả ba thành phần cám, mầm và nội nhũ. Nhóm thực phẩm này là nguồn cung cấp carbs phức, calo và dưỡng chất dồi dào, rất có lợi cho người muốn tăng cân an toàn, hiệu quả. Do đó, bạn có thể cân nhắc thêm yến mạch, diêm mạch, gạo lứt vào thực đơn ăn uống hàng ngày nếu chưa biết suy dinh dưỡng nên ăn gì.

2. Trứng

Như đã đề cập, protein có tác động rất tích cực đến sức khỏe, đặc biệt là đối với người bị suy dinh dưỡng và trứng chứa một lượng lớn dưỡng chất thiết yếu này. Tiêu thụ lượng trứng vừa đủ giúp hỗ trợ xây dựng và duy trì cơ bắp khỏe mạnh, giúp người bệnh cải thiện cân nặng hiệu quả, an toàn. Bạn có thể chế biến trứng thành nhiều món như trứng luộc, trứng chiên, thịt kho trứng, salad, bánh mì kẹp, bánh nướng…

Người bị suy dinh dưỡng nên ăn gì? Trứng
Trứng là lựa chọn hàng đầu nếu chưa biết suy dinh dưỡng nên ăn gì?

3. Các loại hạt và bơ hạt

Các loại hạt và bơ hạt là nhóm thực phẩm giàu năng lượng, protein, chất xơ, chất béo và chất chống oxy hóa. Những dưỡng chất có trong các loại hạt và bơ hạt có khả năng hỗ trợ hệ tiêu hóa, chống viêm, cân bằng cholesterol… giúp người bệnh tăng cân an toàn, hiệu quả. Một số loại hạt và bơ hạt tốt cho sức khỏe gồm bơ hạt điều, bơ hạnh nhân, óc chó, mắc ca, đậu phộng…

4. Cá béo

Suy dinh dưỡng nên ăn gì để bổ sung acid béo omega-3? Cá hồi, cá ngừ, cá thu… là nguồn omega-3 mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch, tăng cường chức năng não bộ và cải thiện cân nặng. Không những thế, bạn còn có thể chế biến cá béo theo nhiều cách khác nhau giúp kích thích sự thèm ăn như hấp, xào, hun khói, nướng, luộc, làm sushi hoặc sashimi…

5. Sữa và các sản phẩm từ sữa

Trong sữa có hàm lượng cao protein, chất béo tốt, carbs phức, vitamin và khoáng chất. Do đó, người suy dinh dưỡng có thể nạp những dưỡng chất thiết yếu thông qua sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai, kem, váng sữa… để cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng.

6. Thịt đỏ và thịt trắng

Nếu chưa biết suy dinh dưỡng nên ăn gì hay người bị suy dinh dưỡng nên ăn gì để xây dựng và duy trì khối lượng cơ bắp khỏe mạnh thì thịt bò, thịt lợn, thịt dê, thịt gà, thịt ngan… là những lựa chọn hàng đầu vì nhóm thực phẩm này là nguồn cung cấp protein động vật dồi dào, hỗ trợ người bệnh tăng cân an toàn với khối lượng cơ bắp khỏe mạnh.

7. Quả bơ

Chất béo tốt là một trong những dưỡng chất thiết yếu của cơ thể và nó có rất nhiều trong quả bơ. Ngoài ra, trong bơ cũng chứa một lượng lớn chất xơ, vitamin, khoáng chất và các hợp chất thực vật có lợi khác, giúp cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng an toàn, nhanh chóng. Do đó, người suy dinh dưỡng nên cân nhắc nhóm thực phẩm này trong thực đơn tăng cân.

8. Hoa quả và rau củ tươi

Bị suy dinh dưỡng nên ăn gì, hoa quả và rau củ tươi có giúp tăng cân không? Hầu hết các loại hoa quả và rau củ tươi đều có hàm lượng cao chất xơ, vitamin và khoáng chất. Đây là những dưỡng chất tốt cho sức khỏe tổng thể nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng.

Việc tăng cường tiêu thụ hoa quả và rau củ tươi như bí đỏ, khoai lang, đậu Hà Lan, rau bắp cải, quả dâu, quả chuối, quả xoài… giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả và chuyển hóa năng lượng tốt hơn, từ đó hỗ trợ cải thiện tình trạng thiếu hụt các nhóm dưỡng chất thiết yếu ở người suy dinh dưỡng.

suy dinh dưỡng nên ăn gì, hoa quả và rau củ tươi
Bạn có thể thêm hoa quả, rau củ tươi vào chế độ ăn cho người suy dinh dưỡng

9. Bổ sung các thực phẩm tăng cường

Người suy dinh dưỡng cũng nên bổ sung nhóm thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như sữa, phô mai, sữa hạt, bánh… nhằm tăng cường vi chất dinh dưỡng cho cơ thể, giúp tăng cân an toàn, hiệu quả.

Điều chỉnh chế độ ăn cho người suy dinh dưỡng theo nhu cầu

Tùy vào thể trạng, phân loại và mức độ suy dinh dưỡng mà mỗi người sẽ có nhu cầu bổ sung dinh dưỡng khác nhau. Bạn nên tham vấn ý kiến bác sĩ để có lời khuyên cụ thể. Dưới đây là một số gợi ý về điều chỉnh chế độ ăn uống mà bạn có thể tham khảo nếu chưa biết suy dinh dưỡng nên ăn gì:

1. Điều chỉnh chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng

Trẻ em là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc phải tình trạng suy dinh dưỡng cao nhất. Lý do, trẻ có nhu cầu cao về năng lượng và các dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển toàn diện. Do đó, phụ huynh cần khuyến khích trẻ ăn đa dạng các nhóm chất Đường – Đạm – Béo, bằng cách chế biến món ăn hấp dẫn hơn, chuẩn bị dụng cụ ăn bắt mắt hơn, giảm các bữa ăn vặt… (5)

Ngoài ra, một số thực phẩm có thể không phù hợp với trẻ, do đó phụ huynh cần cẩn trọng khi chọn thực phẩm cho trẻ, đặc biệt là đồ ăn nhanh hoặc thực phẩm chế biến sẵn. Đồng thời thường xuyên kiểm tra quá trình phát triển của trẻ để kịp thời bổ sung các nhóm dưỡng chất thiếu hụt.

2. Điều chỉnh chế độ ăn cho phụ nữ mang thai và cho con bú

Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú nên ăn gì để tránh cho trẻ bị suy dinh dưỡng? Nhu cầu về dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai và cho con bú thường cao hơn bình thường để đảm bảo quá trình trao đổi chất trong thai kỳ và sự phát triển toàn diện của thai nhi, trẻ sơ sinh.

Trong giai đoạn mang thai hoặc cho con bú, phụ nữ có nguy cơ cao bị thiếu máu do thiếu sắt hoặc thiếu máu do thiếu vitamin B9. Do đó, nhóm đối tượng này cần chú trọng bổ sung nhóm thực phẩm giàu chất sắt và vitamin B9 như bơ đậu phộng, đậu xanh, bông cải xanh, đậu bắp, chuối, chanh…

Ngoài ra, phụ nữ mang thai còn có nguy cơ thiếu vitamin D trong các tuần cuối thai kỳ, dẫn đến việc trẻ sinh ra bị giảm khối lượng xương. Vì vậy, thai phụ cần cân nhắc thêm cá hồi, cá trích, sữa, ngũ cốc… vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày.

Điều chỉnh chế độ ăn cho phụ nữ mang thai và cho con bú bị suy dinh dưỡng
Phụ nữ mang thai cần xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp

3. Điều chỉnh chế độ ăn cho người cao tuổi suy dinh dưỡng

Người cao tuổi suy dinh dưỡng nên ăn gì? Người cao tuổi thường có những thay đổi nhất định về mặt hình thái, thành phần cơ thể, cấu trúc, chức năng cơ quan, chức năng chuyển hóa… Do đó nhóm đối tượng này dễ mắc phải tình trạng suy dinh dưỡng do nhu cầu dinh dưỡng tăng nhưng nhu cầu năng lượng lại giảm.

Điều này đòi hỏi người cao tuổi cần tiêu thụ các thực phẩm giàu dưỡng chất như sữa, thịt nạc, cá ngừ, cá hồi, rau xanh, các loại hạt… Ngoài ra, thức ăn cho người cao tuổi cần được chế biến đơn giản, dễ nuốt, dễ tiêu hóa; khẩu phần ăn không quá nhiều; hạn chế muối…

4. Điều chỉnh chế độ ăn cho người suy dinh dưỡng do mắc bệnh mạn tính

Người suy dinh dưỡng nên ăn gì để cải thiện bệnh lý nhất là khi đang mắc các bệnh mạn tính? Một số rối loạn mạn tính như tiểu đường, viêm đại tràng, viêm ruột mạn, bệnh thận, ung thư… có ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa, khiến người bệnh khó hấp thu dưỡng chất. Để kiểm soát tình trạng này, người bệnh cần tham vấn bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có một chế độ dinh dưỡng phù hợp với thể trạng và từng giai đoạn điều trị, tránh thiếu hụt hoặc quá dư thừa một vài nhóm chất nhất định. (6)

Lưu ý khi chăm sóc dinh dưỡng cho người suy dinh dưỡng

Ngoài vấn đề suy dinh dưỡng nên ăn gì, người bệnh cũng cần chú ý một số điều dưới đây:

1. Cân bằng nhu cầu dinh dưỡng và sở thích cá nhân

Sở thích cá nhân và nhu cầu dinh dưỡng đều rất quan trọng trong hành trình cải thiện cân nặng của người suy dinh dưỡng. Bạn cần nạp đủ dưỡng chất qua các nhóm thực phẩm khác nhau nhưng cũng cần phù hợp với sở thích để tránh tình trạng chán ăn, sợ ăn, khiến bệnh thêm trầm trọng… Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng về cách lên thực đơn theo sở thích cá nhân.

2. Lập thực đơn và chuẩn bị thực phẩm

Lên sẵn thực đơn, nhóm thực phẩm nên ăn trong ngày giúp người bệnh tiết kiệm thời gian, tránh tình trạng bỏ bữa. Bạn cần xác định nhu cầu dinh dưỡng của bản thân, từ đó lên thực đơn và chuẩn bị sẵn thực phẩm cho 2-3 ngày. Ngoài ra, người suy dinh dưỡng cũng nên cân nhắc chuẩn bị các món ăn nhẹ như trái cây, ngũ cốc, sữa, bánh mì… cho các bữa phụ, giúp bạn cải thiện cân nặng tốt hơn.

3. Đối phó với sự ác cảm, nhạy cảm với thực phẩm và mất cảm giác ngon miệng

Suy dinh dưỡng nên ăn gì để cải thiện tình trạng chán ăn, biếng ăn, nhạy cảm với thực phẩm… Để khắc phục tình trạng này, bạn nên tham khảo nhóm thực phẩm giàu dưỡng chất khác để thay thế cho thực phẩm không phù hợp với sở thích hoặc thể trạng của bản thân. Ngoài ra, thay đổi cách chế biến cũng là mẹo giúp bạn có thể lấy lại cảm giác ngon miệng.

Đối phó với sự ác cảm, nhạy cảm với thực phẩm và mất cảm giác ngon miệng
Việc đối phó với sự tự ti, ác cảm và nhạy cảm với thức ăn là một trong những thách thức lớn nhất khi muốn tăng cân

4. Theo dõi cân nặng, thành phần cơ thể và lượng chất dinh dưỡng

Thường xuyên theo dõi, kiểm soát cân nặng, thành phần cơ thể và lượng chất dinh dưỡng để biết bản thân thiếu chất gì và cần tiêu thụ nhóm thực phẩm nào. Điều này giúp đảm bảo đa dạng và cân bằng các nhóm chất, tránh tình trạng thiếu dưỡng chất thiết yếu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

5. Điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết

Không phải phương pháp tăng cân nào cũng phù hợp với mọi đối tượng. Nếu chế độ ăn uống và tập luyện hiện tại không mang lại hiệu quả tăng cân như mong muốn, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thay đổi phù hợp hơn.

6. Duy trì thói quen tốt

Ngoài vấn đề suy dinh dưỡng nên ăn gì thì bạn cần xây dựng và duy trì thói quen sinh hoạt tốt như tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc, hạn chế rượu bia, không sử dụng chất kích thích… Kết hợp chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý giúp cải thiện cân nặng một cách hiệu quả đồng thời nâng cao sức khỏe tổng thể.

Lưu ý khi chăm sóc dinh dưỡng cho người suy dinh dưỡng, kết hợp luyện tập
Tập thể dục thường xuyên giúp tiêu hóa tốt hơn

7. Xác định và giải quyết các tác nhân tiềm ẩn giúp ngăn ngừa tái phát

Chủ động thăm khám để xác định nguyên nhân gây suy dinh dưỡng. Nếu nguyên nhân từ thói quen ăn uống, sinh hoạt thì cần thay đổi theo hướng tích cực. Nếu do bệnh lý thì cần điều trị bệnh nền và chọn chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng bệnh lý. Xác định và giải quyết tác nhân gây hại giúp hạn chế nguy cơ tái phát tình trạng suy dinh dưỡng.

Khám và tư vấn chế độ ăn cho người suy dinh dưỡng tại BVĐK Tâm Anh

Nếu chưa biết suy dinh dưỡng nên ăn gì hoặc gặp khó khăn trong cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng dù đã thử nhiều cách khác nhau, bạn nên đến các cơ sở y tế lớn, uy tín như Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.

Bên cạnh 2 cơ sở chính là BVĐK Tâm Anh TP.HCM và BVĐK Tâm Anh Hà Nội, hệ thống vừa cho ra mắt trung tâm khám chữa bệnh chất lượng cao Tâm Anh Quận 7 với các dịch vụ khám chữa bệnh chuyên sâu trong ngày, giúp người dân khu vực lân cận Quận 7 và các tỉnh miền Tây được sử dụng dịch vụ y tế chất lượng, tiết kiệm thời gian di chuyển, đi lại.

Khoa Dinh dưỡng – Tiết chế, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ bác sĩ, chuyên gia giàu kinh nghiệm trong việc lên thực đơn dinh dưỡng cho các đối tượng khác nhau, giúp cải thiện tình trạng bệnh lý an toàn. Khoa ứng dụng các hệ thống trang thiết bị hiện đại, cho phép hỗ trợ bác sĩ, chuyên gia tối ưu hóa quá trình thăm khám và tư vấn chế độ ăn cho người suy dinh dưỡng.

 

 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email
Sự Kiện - Tin Tức
Sức khỏe
Giải trí
Phong Cách Sống
Làm đẹp
Gia đình
Nuôi dạy con

Email: info@nuoicon.com

Nuoicon.com là Chuyên trang Thông tin kiến thức dành cho mẹ