Slide 02Slide 03

“TRÒ CHƠI” ĐẦU TIÊN CỦA BÉ

14.05.2022   |   Sự phát triển của trẻ

Tạp chí Mẹ và Bé - Có thể điều này sẽ làm bạn ngạc nhiên nhưng bé luôn sẵn sàng nghiên cứu thế giới ngay từ khi còn quấn tã. Và bé làm việc đó miệt mài, không biết mệt mỏi tưởng chừng như vô thức nhưng lại giúp phát triển trí truệ của bé đấy.

Các chuyên gia tâm lí trẻ vẫn nhận định rằng: “Trẻ chơi – có nghĩa là trẻ đang phát triển”. Trò chơi chính là động lực chủ đạo của sự phát triển trí tuệ của trẻ. Chúng mở ra cho trẻ những khả năng rộng lớn để nghiên cứu thế giới bên ngoài và giúp trẻ tồn tại trong thế giới đó.

Tôi nhìn, tôi nghe

Nhiều người có cảm tưởng rằng trẻ em bắt đầu chơi từ một tuổi, nhưng thật ra không phải như vậy. “Trò chơi” đầu tiên của trẻ sơ sinh - lắng nghe và quan sát những gì diễn ra xung quanh. Còn đồ chơi phổ biến đầu tiên nhất của trẻ sơ sinh - lục lạc quay, đồ chơi xoay tròn kèm theo tiếng nhạc. Đồ chơi này có thể gài bên thành giường trẻ rồi móc lên nó những đồ chơi bằng nhựa và thú bông nhỏ, chúng chuyển động chỉ nhờ một tác động nhẹ của không khí hoặc ai đi ngang qua giường và dùng tay lắc nó. Khi quan sát chúng, bé thường sôi nổi hẳn lên, và như quá mừng vui, bé khua tay, múa chân liên tụcb Nếu như bạn hạ lục lạc quay thấp xuống, bé sẽ thử với tay tới đồ chơi. Lúc đầu việc này diễn ra tình cờ, sau đó là có nhận thức, vì trò chơi - một chuyện thật hấp dẫn. Khi nào cử động các ngón tay của bé hoàn thiện và khéo léo hơn, bé sẽ thử nắm bắt lấy đồ chơi, kéo về phía mình, lắc chúng, thậm chí nhiều bé còn phát ra những âm thanh gầm gừ vui sướng. “Trò chơi” này tưởng chừng quá đơn giản và nhàm chán với trẻ lớn hơn nhưng nó lại giúp các bé sơ sinh học hỏi được rất nhiều điều: học cách phối hợp chuyển động của các ngón tay, phối hợp tay và mắt. Và bé cần luyện tập thường xuyên để sớm thuần thục những kĩ năng đầu đời này.

Chỉ cần muốn

Trò chơi của trẻ sơ sinh là những thao tác đơn giản. Bé xem xét đồ chơi, sờ chúng, cắn, đập vào nhau, vứt xuống nền nhà. Bé học cách điều khiển chuyển động của tay và làm quen với những cảm giác nhịp điệu khác nhau như thế. Những đồ chơi và đồ vật mà bạn “cung cấp” cho bé cần được làm từ những chất liệu khác nhau (gỗ, bông, nhựa, vải nhung, vải dạ...), chúng có thể trơn tru, sần sùi, lạnh, ấm, mềm, nhẹ, nặng... Các bé tầm một tuổi thích những đồ chơi to và được làm bằng với những chi tiết khác nhau. Đó là máy bấm, đĩa quay, dây,… Khả năng có thể làm gì với những đồ chơi ấy (ấn, quay, kéo) thu hút các bé. Các nhà tâm lý học trẻ em xác định hành vi của trẻ độ tuổi này như sau: “Khi tôi tác động lên thế giới, tôi thay đổi nó”. Mong muốn xem hành động này hay những hành động khác sẽ đem tới điều gì thường thúc đẩy bé tới những hành động bất ngờ. Bạn đã bắt gặp bé cho vào sọt rác lô quấn tóc của mẹ và dép đi trong nhà của bố? Bạn đừng ngạc nhiên, bé thử nghiên cứu quan hệ của đồ vật trong không gian như vậy đó. Nói chung trẻ em thích chơi với đồ dùng gia đình, ví dụ cất cái gì đó vào hộp, rồi lại lôi ra.

Các nhà sư phạm khuyên nên sử dụng triệt để mối quan tâm tự nhiên này của trẻ. Khi đó việc học – chơi trở nên có hiệu quả. Chung ta hãy xem ở tuổi này các em nhỏ thích gì?

·        Cầm lấy và xem xét các đồ vật nhỏ.

·        Đặt chúng vào hộp nào đó sau lại lôi ra.

·        Tích cực chơi với các đồ vật: ném, đập, đẩy, vỗ, kéo, chọc hoặc ấn.

·        Thao tác với nước và những chất sủi bọt.

·        Xem tranh.

·        Lăn nhào trên đi văng hoặc đu quay, bò và chạy.

HOA HỒNG (Theo My Baby)

 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email
Sự Kiện - Tin Tức
Sức khỏe
Giải trí
Phong Cách Sống
Làm đẹp
Gia đình
Nuôi dạy con

Email: info@nuoicon.com

Nuoicon.com là Chuyên trang Thông tin kiến thức dành cho mẹ