Slide 02Slide 03

Trẻ được hỏi

25.04.2025   |   Dạy con
Mặc dù câu hỏi này với ý định vui đùa hoặc tò mò, nhưng có thể gây ra tác động tâm lý và cảm xúc đến trẻ.

Nhiều người vô tư đặt câu hỏi cho trẻ về sự lựa chọn giữa các thành viên trong gia đình, như "Con yêu bà nội hay bà ngoại?", "Cháu yêu bà hay mẹ hơn" hoặc "Con yêu bố hay mẹ hơn?" đã trở thành một thói quen phổ biến. Mặc dù những câu hỏi này thường được đưa ra với ý định vui đùa hoặc tò mò, nhưng có thể gây ra nhiều tác động tâm lý và cảm xúc đến trẻ em. 

Khi trẻ phải đối mặt với những câu hỏi yêu cầu chọn lựa giữa các thành viên trong gia đình, có thể cảm thấy bối rối và không biết phải trả lời như thế nào. Trẻ em thường có tình cảm đa dạng và phức tạp đối với từng thành viên trong gia đình, và việc phải chọn một người có thể khiến trẻ cảm thấy không thoải mái. 

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

 Câu hỏi về sự lựa chọn có thể tạo ra áp lực cho trẻ, cảm thấy rằng mình cần phải "làm hài lòng" người lớn hoặc thể hiện tình cảm theo cách mà người khác mong muốn. Sự áp lực này có thể dẫn đến cảm giác tội lỗi.

Vì vậy, việc hỏi trẻ về sự lựa chọn giữa các thành viên trong gia đình có thể tạo ra nhiều tác động phức tạp đến tâm lý và cảm xúc của trẻ. Bố mẹ và người lớn cần thận trọng khi đặt ra những câu hỏi như vậy, nhằm giúp trẻ phát triển tình cảm một cách tự nhiên và không bị áp lực. Để hiểu sâu hơn về vấn đề này, chuyên gia tâm lý Quang Thị Mộng Chi đưa ra lời khuyên, cũng như giúp trẻ ứng xử tốt khi rơi vào tình huống trên.

Chuyên gia tâm lý Quang Thị Mộng Chi.

Chuyên gia tâm lý Quang Thị Mộng Chi.

Trẻ được hỏi amp;#34;Con yêu bà hay mẹ hơnamp;#34; Bố mẹ EQ cao dạy con trả lời amp;#34;vẹn cả đôi đườngamp;#34; - 3

Nhiều người cho rằng đây là câu hỏi không tinh tế, gieo mầm mống không trung thực trong tâm trí trẻ, chuyên gia nghĩ sao về điều này?

 

Đây là một câu hỏi tưởng như vô hại, nhưng thực tế lại có thể gây ra những tác động tâm lý không mong muốn nếu không được đặt ra đúng cách. Trẻ nhỏ, đặc biệt trong giai đoạn mẫu giáo và tiểu học, đang trong quá trình hình thành tư duy về tình cảm và sự công bằng.

Khi người lớn đặt trẻ vào tình huống phải so sánh tình yêu thương giữa những người thân – như giữa bà nội và bà ngoại – trẻ dễ rơi vào cảm giác bối rối, căng thẳng hoặc sợ làm ai đó buồn.

Điều này tạo ra áp lực lựa chọn mà vốn dĩ trẻ không cần và không nên phải gánh chịu.Ngoài ra, khi gặp câu hỏi này, trẻ có xu hướng trả lời theo hướng “an toàn” – tức là nói điều mà trẻ nghĩ người lớn muốn nghe – thay vì bộc lộ cảm xúc thật.

Về lâu dài, điều này có thể hình thành một kiểu hành vi thiếu trung thực cảm xúc, khiến trẻ quen với việc điều chỉnh suy nghĩ và cảm xúc để làm hài lòng người khác, thay vì phát triển khả năng trung thực và tự tin trong biểu đạt cá nhân.

Thay vì đặt những câu hỏi so sánh như vậy, người lớn nên sử dụng các câu hỏi mở để khuyến khích trẻ chia sẻ cảm xúc một cách tự nhiên và tích cực, ví dụ: “Con thích làm gì với bà nội nhất?”, “Bà ngoại thường khiến con cười vì điều gì?”, hoặc “Con thấy thế nào khi được cả hai bà yêu thương?”. Những câu hỏi này không chỉ giúp trẻ phát triển khả năng nhận diện và diễn đạt cảm xúc, mà còn củng cố mối quan hệ tình cảm đa chiều và lành mạnh trong gia đình.Tóm lại, sự tinh tế trong giao tiếp với trẻ đóng vai trò rất quan trọng.

Câu hỏi tưởng chừng nhỏ nhưng lại phản ánh cách người lớn xây dựng môi trường cảm xúc cho trẻ. Hãy luôn ưu tiên tạo cảm giác an toàn, được yêu thương và không bị phán xét trong từng tương tác với trẻ nhỏ.

Trẻ được hỏi amp;#34;Con yêu bà hay mẹ hơnamp;#34; Bố mẹ EQ cao dạy con trả lời amp;#34;vẹn cả đôi đườngamp;#34; - 4

Khi trẻ bị rơi vào tình huống "Con yêu bà nội hay bà ngoại hơn", "con yêu bố hay mẹ hơn" "con yêu ông hay yêu bà hơn", bố mẹ hướng dẫn con cách ứng xử và trả lời như thế nào?

 

Đây là tình huống rất thường gặp, và điều quan trọng là bố mẹ cần đồng hành để giúp trẻ xử lý một cách nhẹ nhàng, không tổn thương mà vẫn phát triển được kỹ năng cảm xúc – xã hội. 

Bố mẹ nên dạy con cách bảo vệ ranh giới cảm xúc của mình một cách khéo léo. Ví dụ, trẻ có thể được hướng dẫn để trả lời theo hướng trung lập, tích cực và khẳng định tình cảm đa chiều, chẳng hạn như: “Con yêu mọi người theo cách khác nhau mà đều đặc biệt”, “Con yêu cả bà nội và bà ngoại, vì mỗi người đều yêu con nhiều” hay “Con thấy vui khi có bố mẹ cùng yêu thương con, nên con yêu cả hai”.

Cách trả lời như vậy giúp trẻ không bị ép buộc phải phân chia tình cảm, đồng thời khuyến khích trẻ sử dụng ngôn ngữ biểu đạt cảm xúc một cách tinh tế, tôn trọng mọi người. Quan trọng hơn, bố mẹ nên tạo không gian trò chuyện sau những tình huống như vậy để giúp trẻ hiểu rằng:

- Không ai có quyền bắt buộc con phải lựa chọn tình cảm ai hơn ai kém

- Tình yêu thương không phải là cuộc thi phân thắng bại, mà là sự kết nối cảm xúc giữa các thành viên trong gia đình.

- Mỗi người thân đều có một vai trò, một tình cảm riêng biệt và đáng trân trọng như nhau.

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng có thể đóng vai, luyện tập cùng con những phản hồi phù hợp trong tình huống tương tự, để trẻ cảm thấy vững vàng và an toàn hơn khi gặp lại các tình huống xã hội nhạy cảm như vậy. 

Tóm lại, thay vì chỉ lo lắng trẻ trả lời thế nào, bố mẹ nên xem đây là cơ hội dạy con về giá trị của sự công bằng trong tình cảm, kỹ năng ứng xử tinh tế, và khả năng tự bảo vệ cảm xúc cá nhân, đây là những kỹ năng sẽ theo con suốt đời.

Trẻ được hỏi amp;#34;Con yêu bà hay mẹ hơnamp;#34; Bố mẹ EQ cao dạy con trả lời amp;#34;vẹn cả đôi đườngamp;#34; - 5

   Những câu hỏi về sự lựa chọn như trên ảnh hưởng đến cách trẻ nhìn nhận mối quan hệ gia đình trong tương lai không? Nếu có, điều này thường thể hiện như thế nào?

 

Câu hỏi tưởng như đơn giản ấy thật ra có thể để lại những tác động âm thầm nhưng sâu sắc đối với nhận thức và cách xây dựng mối quan hệ của trẻ trong tương lai. Khi trẻ thường xuyên bị đặt vào tình huống phải “chọn phe” giữa những người mình yêu thương, các em sẽ dần hình thành một cái nhìn mang tính phân chia, thậm chí là cạnh tranh trong các mối quan hệ gia đình – điều này rất khác so với tư duy về sự kết nối, sẻ chia và hòa hợp mà một gia đình lành mạnh cần có.

Một số biểu hiện có thể xuất hiện ở trẻ về sau như suy nghĩ tình cảm là thứ cần đo lường, so sánh, khó bộc lộc cảm xúc thâth hoặc cảm thấy tội lỗi hoặc lo sợ làm tổn thương người khác cũng như hình thành mô thức cạnh tranh tình cảm trong gia đình. Cụ thể:

Suy nghĩ tình cảm là thứ cần đo lường, so sánh: Trẻ có thể tin rằng yêu thương là hữu hạn và phải được chia theo kiểu “ai hơn ai”, thay vì hiểu rằng mỗi mối quan hệ đều có giá trị riêng biệt.

Khó bộc lộ cảm xúc thật: Nếu trẻ từng bị đánh giá hay phản ứng tiêu cực khi trả lời “không đúng mong đợi”, các em sẽ học cách kìm nén hoặc điều chỉnh cảm xúc để làm hài lòng người khác.

Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng xây dựng các mối quan hệ thân mật, chân thành sau này.

Dễ cảm thấy tội lỗi hoặc lo sợ làm tổn thương người khác: Khi lớn lên trong môi trường mà tình cảm bị so sánh và phán xét, trẻ có thể mang trong mình cảm giác áy náy hoặc lo âu khi phải đưa ra lựa chọn trong các mối quan hệ – chẳng hạn như giữa bố mẹ, bạn bè, hoặc giữa nhu cầu cá nhân và kỳ vọng của người thân.

Hình thành mô thức “cạnh tranh tình cảm” trong gia đình: Trẻ có thể trở thành người lớn luôn cảm thấy cần phải được yêu hơn, được chú ý hơn – thay vì cảm thấy an toàn trong tình yêu thương vô điều kiện.Điều quan trọng là, những ảnh hưởng này không nhất thiết xảy ra ngay lập tức, mà thường phát triển âm thầm qua thời gian nếu trẻ không được người lớn hỗ trợ tháo gỡ và định hướng.

Do đó, vai trò của bố mẹ và người lớn trong việc tạo ra môi trường cảm xúc lành mạnh là vô cùng quan trọng.Do đó, thay vì để trẻ bị cuốn vào những so sánh vô hình, người lớn nên liên tục khẳng định với trẻ rằng tình yêu thương không phải là để phân định, mà là để cảm nhận, kết nối và nuôi dưỡng. Khi trẻ cảm thấy an toàn và không bị đánh giá trong việc thể hiện tình cảm, các em sẽ phát triển một tư duy tích cực, công bằng và lành mạnh trong các mối quan hệ – không chỉ trong gia đình, mà còn trong cuộc sống sau này.

Trẻ được hỏi amp;#34;Con yêu bà hay mẹ hơnamp;#34; Bố mẹ EQ cao dạy con trả lời amp;#34;vẹn cả đôi đườngamp;#34; - 6

  Nếu muốn hiểu rõ về sự quan tâm, tình cảm của trẻ dành cho người thân (ông bà, bố mẹ, anh chị em...) thay vì hỏi trẻ lựa chọn, bố mẹ có thể dùng cách tinh tế nào?

 

Khi bố mẹ muốn hiểu rõ hơn về tình cảm và mức độ gắn bó của trẻ với các thành viên trong gia đình như ông bà, bố mẹ, anh chị em, thay vì hỏi trẻ những câu so sánh như “Con yêu ai hơn?”, điều quan trọng là cần tạo ra một môi trường giao tiếp tinh tế, không gây áp lực, để trẻ có thể tự nhiên bộc lộ cảm xúc của mình.

Một cách hiệu quả là sử dụng những câu hỏi mở, không mang tính so sánh, chẳng hạn như: “Con thích chơi trò gì với bà nội nhất?”, “Điều gì ở ông khiến con cảm thấy vui mỗi lần đến chơi?”, “Mẹ làm món gì khiến con thấy mẹ rất thương con?”, hay “Lúc nào con thấy chị hai là người đặc biệt với con?”.

Những câu hỏi này giúp trẻ hồi tưởng những trải nghiệm tích cực với từng người, từ đó thể hiện tình cảm một cách cụ thể và rõ ràng, mà không buộc phải chọn lựa hay phân định ai “hơn”.

Ngoài lời nói, bố mẹ có thể khơi gợi cảm xúc của trẻ thông qua hoạt động như vẽ tranh, kể chuyện, hoặc làm album ảnh gia đình. Ví dụ, rủ trẻ vẽ từng người trong nhà rồi hỏi: “Con vẽ ông ngoại đang làm gì vậy? Vì sao con chọn khoảnh khắc đó?” – điều này cho phép trẻ biểu đạt cảm xúc qua hình ảnh và tưởng tượng, một hình thức rất phù hợp với lứa tuổi.

Bên cạnh đó, việc cùng trẻ kể lại một buổi đi chơi với gia đình, cùng xem lại ảnh và trò chuyện về những khoảnh khắc yêu thương sẽ giúp trẻ ôn lại kỷ niệm đẹp và gắn bó hơn với các thành viên.

Bố mẹ cũng nên chủ động chia sẻ những cảm xúc của chính mình một cách chân thành và tích cực, như: “Hồi nhỏ mẹ rất thích ngồi trong lòng bà ngoại nghe kể chuyện, cảm giác đó ấm áp lắm” – điều này không chỉ làm gương cho trẻ mà còn tạo cảm giác an toàn để trẻ mở lòng.

Quan trọng không kém, bố mẹ cần tinh tế quan sát hành vi và ngôn ngữ cơ thể của trẻ: trẻ hay tìm đến ai khi cần an ủi, thường nhắc tên ai khi kể chuyện, thích chơi với ai vào thời gian rảnh… Những biểu hiện này thường chân thực hơn lời nói và có thể phản ánh mức độ gắn bó sâu sắc hơn.

Tóm lại, thay vì tìm kiếm câu trả lời “con yêu ai nhất”, bố mẹ nên khuyến khích trẻ kể về những cảm xúc và kỷ niệm với từng người thân theo cách riêng. Điều đó không chỉ giúp trẻ bộc lộ cảm xúc chân thành mà còn nuôi dưỡng sự gắn kết bền vững, tích cực trong các mối quan hệ gia đình. Trẻ sẽ học được rằng tình yêu thương không phải là để so sánh, mà là để cảm nhận và trân trọng trong từng mối quan hệ riêng biệt.

 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email
Sự Kiện - Tin Tức
Sức khỏe
Giải trí
Phong Cách Sống
Làm đẹp
Gia đình
Nuôi dạy con

Email: info@nuoicon.com

Nuoicon.com là Chuyên trang Thông tin kiến thức dành cho mẹ