Slide 02Slide 03

HỌC MÀ CHƠI CÙNG BÉ YÊU

14.05.2022   |   Sự phát triển của trẻ

Tạp chí Mẹ và Bé​ - Bạn đừng tưởng rằng khi mới sinh ra bé yêu không thể cảm nhận được mọi thứ quanh mình. Chơi đùa với bé là cách nhanh nhất giúp trẻ phát triển thế giới quan và tăng cường thể lực.

Quá trình chơi với trẻ sơ sinh đơn giản hơn so với những gì mà bạn tưởng tượng. Đừng nghĩ rằng trẻ thụ động hoặc không thích thú gì mọi thứ xung quanh vì chỉ biết nằm im một chỗ. Thực tế, bản năng của mỗi đứa trẻ từ khi sinh ra là biết tìm đủ mọi cơ hội để chơi và để khám phá thế giới. Thị giác của trẻ sơ sinh đã có thể phân biệt được những hình ảnh sáng hoặc tối. Dưới hai tháng tuổi, bé thường chỉ tập trung nhìn những góc cạnh bên ngoài ở mỗi vật thể mà bạn đưa ra chứ chưa thể nhìn bao quát toàn bộ. Tuy nhiên, khả năng nhận thức về âm thanh trong giai đoạn này của bé lại tương đối phát triển. Bé có thể phân biệt được nhiều âm thanh khác nhau trong cuộc sống hằng ngày. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ sơ sinh thường thích những âm thanh liên quan đến nhạc điệu và giọng nói con người.

Một đứa trẻ ít hơn bốn ngày tuổi đã có thể phân biệt được giọng nói của mẹ và của người lạ. Hãy sử dụng các kỹ năng cảm giác khác nhau như mùi vị, nếm ngửi, chạm nhẹ để “tổ chức” các hoạt động thường ngày với bé, giúp bé luôn năng động và linh hoạt.

 

 

Tạo ra một không gian sinh động

Những món đồ chơi treo lủng lẳng gần nơi bé nằm có tác dụng đánh thức thị giác của bé, khiến bé luôn muốn nhìn, tiến tới và chạm vào. Điều này kích thích khả năng khám phá ở bé, khuyến khích bé say mê hơn trong quá trình bò, trườn, xoay… để tiến tới đồ vật.

 

 

Nói chuyện với con

Nhiều bố mẹ thấy rằng đó là hành động… ngốc nghếch vì bé không thể đáp trả lại bạn. Nhưng nếu bạn càng trò chuyện nhiều với bé, bé lại càng có thêm nhiều cơ hội để được học hỏi, giao tiếp với bạn. Hãy hát, hãy kể chuyện  cho bé nghe bằng chính giọng nói của bạn. Chắc chắn bé sẽ rất thích điều này.

 

 

Đỡ con ngồi dậy

Thỉnh thoảng, bé rất muốn được bạn đỡ lên để có thể ngắm nghía gần hơn những bộ đồ chơi treo xung quanh hoặc chạm vào nó. Bạn cũng có thể cho bé ngồi ở chiếc ghế bành có lưng lựa. Lưu ý là cha mẹ luôn phải ở gần bé và giữ lưng bé sao cho thẳng.

 

Cùng chơi với con

Bạn có thể đưa món đồ chơi gần hơn với bé và chỉ cho bé cách chúng ta nên chơi với món đồ chơi đó thế nào. Nếu ban đầu bé không quan tâm lắm tới những món đồ chơi, hãy đặt nhẹ tay bé chạm lên món đồ chơi đó để bé có thể cảm nhận và làm quen từ từ.

Chọn lựa những loại đồ chơi an toàn

Trước khi sắm đồ chơi cho con, cha mẹ nên đặt ra những câu hỏi:

Liệu món đồ chơi có thực sự an toàn không? Rất có thể bé sẽ đút đồ chơi vào miệng mình hoặc vặn, xoay đồ chơi trong tay. Vì thế, hãy chọn những loại đồ chơi có kích thước đủ lớn hoặc sắc, nhọn để bé không thể nuốt và tự làm tổn thương mình. Bạn cũng không nên chọn những loại đồ chơi lắp ghép có thể tách rời thành những mảnh nhỏ vì nó có thể bị vỡ tung ra và bé sẽ nhanh tay nhét vào miệng.

Có cần âm thanh từ những món đồ chơi không? Bé rất thích những món đồ chơi với các loại âm thanh đa dạng khi bé chạm tay vào. Cái xúc xắc, cái chuông gió… là những món đồ mà bé thực sự cảm thấy hấp dẫn.

Bé có thích màu sắc từ những món đồ chơi? Thông thường, bé dễ bị thu hút bởi những màu sáng hơn là màu tối. Bé luôn thích chạm tay vào những màu sắc như đỏ, vàng, xanh,… trên các loại đồ chơi.

Hà Vũ (Theo Parents)

 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email
Sự Kiện - Tin Tức
Sức khỏe
Giải trí
Phong Cách Sống
Làm đẹp
Gia đình
Nuôi dạy con

Email: info@nuoicon.com

Nuoicon.com là Chuyên trang Thông tin kiến thức dành cho mẹ