Slide 02Slide 03

3 loại thực phẩm nên hạn chế cho trẻ dưới 6 tuổi

10.10.2023   |   Tư vấn dinh dưỡng

Để trẻ có cơ thể khỏe mạnh, chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng. Một thực đơn đủ dinh dưỡng, đảm bảo các nhóm chất nên được ưu tiên trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ chủ quan khi cho trẻ tiếp xúc với một số loại thức ăn không lành mạnh từ sớm. Nhưng có những thực phẩm mà bạn không nên cho trẻ ăn quá thường xuyên hoặc hoàn toàn không nên cho trẻ ăn.

Trước 6 tuổi, có 3 loại thực phẩm mẹ nên hạn chế cho con ăn, đó là:

1. Thực phẩm lạnh

Không chỉ trẻ nhỏ, ngay cả người lớn cũng không dễ tiêu hóa thực phẩm lạnh. Nếu dạ dày của trẻ không chịu được kích thích khi tiếp xúc với thực phẩm lạnh, điều này sẽ gây ra hệ lụy xấu khiến hệ thống tiêu hóa rối loạn, khả năng hấp thu chất dinh dưỡng suy giảm và bé dễ đau bụng.

Ăn nhiều đồ lạnh dễ khiến dạ dày trẻ bị ảnh hưởng, đặc biệt nếu trẻ vốn có vấn đề này thì việc ăn uống thiếu khoa học càng làm tình hình nghiêm trọng hơn. Nhiệt độ cơ thể của trẻ có thể giảm thấp, dẫn đến rối loạn điều tiết. Ngoài ra, hệ tiêu hóa là một trong những cơ quan chịu ảnh hưởng không nhỏ, trẻ dễ bị đau bụng, tiêu chảy và các biểu hiện khác.

Đặc biệt trong mùa lạnh, các mẹ cần hết sức tránh cho con uống nước lạnh, ăn kem, sữa chua lạnh… bởi nó không chỉ làm thân nhiệt của trẻ bị giảm xuống mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, gây ra viêm họng, ho, thậm chí viêm phế quản.

 

Cha mẹ lưu ý nên hạn chế cho trẻ dưới 6 tuổi ăn 3 loại thực phẩm này - Ảnh 1.

 

Ảnh minh họa.

 

 

 2. Nhóm trái cây dễ gây dị ứng

Trái cây có thể bổ sung hàm lượng vitamin dồi dào cho cơ thể của trẻ, tuy nhiên mẹ không nên cho bé ăn nhiều, đặc biệt là nhóm trái cây dễ gây dị ứng như vải, đào, dứa, kiwi... Trong trường hợp mẹ không kiểm soát và cho bé ăn nhiều trái cây dễ gây dị ứng, các cơ quan trong cơ thể của bé sẽ không phát triển hoàn thiện và bé dễ mắc bệnh.

3. Nước ngọt và nước ép trái cây

Trước 6 tuổi, quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh nên hàm lượng nước trong cơ thể của bé sẽ thiếu hụt. Mẹ cần bổ sung nước lọc cho bé, cần hạn chế các loại nước trái cây, nước ngọt có gas, bởi các loại đồ uống này đều kích thích dạ dày, làm loãng dịch vị, giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng.

Theo các chuyên gia, với trẻ em, tốt nhất là ăn nguyên trái (trái cây tươi, đóng hộp hay đông lạnh) để đáp ứng nhu cầu về trái cây mỗi ngày. Tiêu thụ quá nhiều nước ép trái cây có thể dẫn tới tăng cân, sâu răng và còn liên quan đến dinh dưỡng kém.

Cân bằng chế độ dinh dưỡng cho trẻ như thế nào?

- Tăng cường rau xanh và trái cây: Nhiều cha mẹ chỉ chú ý cho con ăn thịt mà quên mất đưa rau vào chế độ ăn hàng ngày của bé. Nếu con không thích ăn rau, ba mẹ nên tìm các cách chế biến ngon miệng như nem, kim bab có chứa rau...

- Tăng cường các món hấp, luộc: Thay vì sử dụng các biện pháp chiên, xào nhiều dầu mỡ, cha mẹ nên đưa vào thực đơn của bé các món luộc, hấp... riêng các loại củ có thể dành để nấu canh.

- Ưu tiên nhóm thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch: Cha mẹ nên tăng các món ăn giàu vitamin và khoáng chất tốt cho hệ miễn dịch như sữa chua, bơ, chuối để tăng cường các lợi khuẩn có lợi cho hoạt động của hệ tiêu hóa.

- Hạn chế nhóm thực phẩm nhiều đạm: Nên giảm bớt nhóm thực phẩm chứa nhiều chất béo và chất đạm ở thực đơn của bé. Những thực phẩm này có thể khiến chứng chán ăn của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.

- Điều chỉnh thói quen sinh hoạt: Với những bé có lịch sinh hoạt bị đảo lộn trong các ngày tết, cha mẹ cần giúp trẻ điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống thường ngày, đảm bảo ngủ đủ giấc, ăn đủ bữa, tăng cường các món ăn giúp thanh lọc cơ thể như hạt sen, táo đỏ, đậu xanh,...

 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email
Sự Kiện - Tin Tức
Sức khỏe
Giải trí
Phong Cách Sống
Làm đẹp
Gia đình
Nuôi dạy con

Email: info@nuoicon.com

Nuoicon.com là Chuyên trang Thông tin kiến thức dành cho mẹ