Tạp chí Mẹ và Bé - Các bà mẹ hiện đại có xu thế không muốn xa con. Giống y như những phụ nữa Ấn Độ và châu Phi, họ muốn cảm nhận bé bằng toàn bộ cơ thể mình. Những tập tục xa xưa có vẻ như đang quay trở lại với cuộc sống của chúng ta ngày hôm nay, vì chúng dạy chúng ta sống hài hoà với bé và thế giới xung quanh.
Những chiếc bị đeo bé kiểu dân tộc bằng vải, vòng cườm trên cổ bằng những quả khô, tấm thảm hình ngựa vằn bên cửa ra vào,… Từ lâu những đồ vật này đã du hành từ những thảo nguyên châu Á và những cánh rừng châu Phi vào các căn hộ của chúng ta, chiếm một vị trí đặc biệt trong không gian thành phố. Tuy nhiên, không chỉ các nhà thiết kế thời trang và tạo mốt thích nó. Những ông bố bà mẹ hiện đại, thường không đoán được rằng hằng ngày họ sử dụng những phát minh của các dân tộc gốc châu Phi, Ấn Độ và vùng Bắc Cực. Ví dụ như bị đeo trước ngực. Ở Nga và các nước châu Âu chúng mới xuất hiện cách đây không lâu, còn ở những lục địa khác chúng giúp cha mẹ nuôi con từ ngàn năm nay. Ngày nay chúng ta lại quay trở lại với những điều cũ kỹ tưởng như đã bị lãng quên. Chúng ta dần quen với những nghiên cứu y học, bác sĩ, thuốc, và quên tin vào linh cảm của chính mình.
Tã lót
Tã lót do dân các nước phía Bắc nghĩ ra. Để bé được ấm trong những ngày đông giá lạnh, phụ nữa đã quấn con vào trong những miếng vải và váy cũ. Vào những thời xa xưa tã lót thực hiện chức năng quần áo cho trẻ sơ sinh. Ngày nay những bà mẹ hiện đại không còn quấn cho con mình bằng váy cũ nữa, mà dùng những miếng tã chéo được cắt may sẵn. Về việc có nên quấn tã cho trẻ hay không cũng trở thành đề tài tranh cãi của các nhà khoa học. Nhà tâm lý trẻ em Astine Egorian bảo vệ việc dùng tã: “Trong “con nhộng” bằng vải đứa trẻ có cảm giác như trong bụng mẹ. Bé cảm thấy an toàn và an tâm nhanh hơn”. Các nhà bác học Mỹ khẳng định: “Những em bé, được quấn tã ngủ ngon hơn và lâu hơn. Hơn nữa tã làm giảm cơn đau bụng, giữ cho bụng được ấm”.
Hiện nay các bác sĩ nhi khuyên quấn tã trong những tuần đầu mới sinh, những khi bé ngủ kém và hay khóc vô cớ.
Còn tập quán quấn chặt chân, đặc biệt chân các bé gái không được khoa học công nhận bới thực tế cho thấy sau khi bị bó chặt những bàn chân bé gái không trở nên thanh mảnh hơn mà nguy cơ làm hỏng cơ và xương bàn chân thì lại quá rõ ràng.
Bị đeo (sling)
Người ta không thể xác định được bị đeo trẻ (sling) xuất hiện từ bao giờ. Chỉ biết rằng ở châu Phi những người mẹ vẫn đeo con sau lưng, ở Inđonêxia – các bà mẹ còn đeo con bên hông suốt cả ngày. Bé gần với vú mẹ và người mẹ có thể cho con ăn mà không ngừng làm việc nhà. Trong điều kiện thành phố hiện đại các bà mẹ ít sử dụng sling hơn - chỉ dùng vài tiếng trong ngày khi đi dạo ngoài công viên hay ở nhà, khi cần dỗ bé ngủ.
Thực chất, sling – đó là cái tã được dùng để bế bé và giải phóng hai tay cho người mẹ. Ở Ấn Độ sling được làm từ vải sari, ở nước Nga cổ - từ vạt dưới của váy người mẹ, từ khăn choàng hoặc ga trải giường.
“Sling” - một phương pháp bế trẻ nhỏ an toàn nhất. “Có thể dùng nó từ ngày đầu tiên khi bé mới ra đời. Đĩa đệm giữa các đốt sống của trẻ sơ sinh rất mềm nên dễ biến dạng. Sling giúp giữ an toàn, bảo vệ bé trước những tổn thương như thế. Đối với cha mẹ phương pháp bế bé này cũng tiện nhất: khi đeo sling tất cả cơ lưng làm việc, vì vậy đeo nó dễ hơn đeo túi kangaroo. Phải cẩn thận khi dùng túi kangaroo. Trong túi kangaroo bé ngồi thoải mái hơn, có nghĩa là tác động lên cột sống của bé khá lớn. Điều đó có hại cho sự phát triển xương sống của bé. Vì vậy trước 6-8 tháng tuổi không nên đeo bé trong túi kangaroo.
Một điểm đặc biệt khác - hiệu quả tâm lý của sling. Trước đây người ta cho rằng bế bé quá nhiều trên tay lớn lên bé sẽ hay làm nũng. Nhưng điều này không đúng. “Trong sling bé có cảm giác như trong bụng mẹ, - bé cảm nhận sự đung đưa khi đi và giọng điệu của mẹ. Nhưng quan trọng hơn cả - giữa người mẹ và đứa trẻ có một sự tiếp xúc nhìn và nhịp gần gũi. Bé hiểu rằng mẹ có thể giúp bất cứ lúc nào. Chính trong những khoẳng khắc đó sự tin cậy cơ bản của bé đối với thế giới và con người được hình thành”, - nhà tâm lý nhi Astine Egorian nói.
Chiếc nôi
Những người phụ nữ Ấn Độ ru trẻ nhỏ trong những chiếc nôi tự làm từ sari, phụ nữ Việt Nam – trên võng, người Armenia trong chăn. Ở Nga có truyền thống dùng nôi, nhưng sau đó lại bỏ. Người châu Âu thì cho rằng nôi có hại cho trẻ, nguy hiểm cho não. “Từ khía cạnh hoàn toàn lý thuyết chúng có thể làm rối loạn bộ phận điều hành cử động. Mặt khác cơ thể trẻ nhỏ quen nhanh với những tải trọng như vậy. Vì thế, nếu đứa trẻ khoẻ mạnh, không có gì phải lo cả. Thời xưa ru con là một phương pháp giảm đau và gây ngủ. Các bác sĩ đã chứng minh được rằng thực sự việc ru con có tác dụng lâm sàng – làm giảm cơn đau bụng và điều hoà nhịp tim.
“Điều quan trọng cần hiểu là bé có thấy thaoir mái khi ở trong nôi hay không. Nếu như trong thời gian mang thai người mẹ tích cực hoạt động, bé sẽ thích những sự đung đưa ru con có chừng mực. Chúng gợi lại cho bé sự di động của mẹ khi đi lại, mà chúng cảm nhận được ngay từ khi trong dạ con”, - các nhà tâm lý học nói.
Tiếp xúc thân thể
Trong nhiều nhà hộ sinh ở phương Tây, sự tiếp xúc thân thể được sử dụng như là một trong những yếu tố sinh tồn của những đứa trẻ sinh thiếu cân. Tập tục này các nhi khoa nghiên cứu từ những động vật có túi và gọi là Kangaroo (chăm sóc theo phương pháp mẹ kangaroo). Ở vùng Bắc Cực, người Exkimo cũng nghĩ ra một thứ tương tự: ngày nay họ vẫn còn quấn những đứa trẻ trong tấm phong bì làm từ da cáo và hải cẩu và đặt vào khoảng trống giữa ngực và áo. Mục đích – làm ấm cả bé cả mẹ. Phương pháp của ngưòi dân vùng Bắc Cực bắt đầu được sử dụng từ những năm 1980 ở thủ đô Bogota, Columbia để giảm tỷ lệ tử vong của những đứa trẻ sinh thiếu cân. Hiện nay phương pháp này được sử dụng thành công ở một số nước, trong đó có Mỹ và Pháp.
Trong thời gian tiếp xúc thân thể đứa trẻ sơ sinh không đủ cân (cân nặng chỉ từ 800 gr tới 2 kg) không được mặc gì cả, nằm giữa khoảng trống giữa ngực và áo của cha hoặc mẹ. Bụng áp bụng, da áp da. Trong túi kangaroo nhiệt độ cơ thể trẻ nhỏ ổn định theo nguyên tắc như vậy.
Ngủ chung
Ở châu Phi, Bra-xin (đặc biệt ở vùng Saint Paul) và thậm chí ở Nhật trẻ em ở cùng với cha mẹ không chỉ một phòng, mà còn chung giường nữa. “Những tháng đầu tiên sự tiếp xúc thân thể với người mẹ rất quan trọng, vì vậy, trẻ nhỏ có thể ngủ cùng mẹ, nếu người mẹ cảm thấy tiện”, - Astine Egorian giải thích. Nếu đứa trẻ thức dậy giữa đêm khuya và cảm nhận được mẹ bên cạnh, nó sẽ bình tâm lại nhanh hơn. Nhưng khi đứa trẻ bắt đầu lớn lên cần có một chỗ riêng trong nhà cho bé: lúc đầu là cái giường nhỏ, sau đó lý tưởng - một phòng riêng. Có nguyên nhân để làm như vậy. “Đứa trẻ không được chứng kiến cuộc sống chăn gối của cha mẹ, - nhà tâm lý học tiếp tục. Những cảnh ái ân trẻ em thường nhận thức như là cảnh bạo lực, vì không hiểu chuyện gì diễn ra với bố mẹ trên thực tế. Cảnh như vậy có thể làm tổn thương nặng tới tâm lý của trẻ nhỏ”.
Sữa mẹ
Ở Mali phụ nữ cho con bú tới 18 lần một ngày phụ thuộc vào sự thèm ăn của đứa trẻ. Ở châu Phi người ta tiếp tục cho con bú tới khi đứa trẻ đã ăn dặm. Ở Cote d’Ivoure đứa trẻ một tuổi rưỡi – hai tuổi bú mẹ gần 10 lần một ngày, giữa bữa thì ăn thịt, cá hoặc cơm.
HOÀNG HOA ( Theo Cosmopolitan)
![]() ![]() ![]() |
© Copyright 2010 - 2023
Email: info@nuoicon.com
Nuoicon.com là Chuyên trang Thông tin kiến thức dành cho mẹ