Loại quả khô ngọt ngào này được rất nhiều người mua về làm món ăn vặt trong Tết hay đặt trong gói quà biếu, tặng dịp lễ này. Chúng có thể giúp bạn cải thiện sức khỏe tim mạch, răng miệng... khi ăn vừa phải nhưng sử dụng nhiều lại gây tăng cân, đầy bụng...
Nho khô là loại quả được dùng phổ biến dịp Tết. Quá trình làm khô khiến cả chất dinh dưỡng lẫn lượng đường đều được cô đọng trong loại quả này.
Nho khô có nguồn gốc từ Trung Đông trước khi đến châu Âu, nơi chúng được người Hy Lạp và La Mã đặc biệt ưa chuộng. Trong lịch sử, nho khô được sử dụng như tiền tệ, làm giải thưởng trong các sự kiện thể thao và để điều trị các bệnh như ngộ độc thực phẩm.
Ngày nay, nho khô có sẵn ở hầu hết các siêu thị và có nhiều màu sắc khác nhau tùy thuộc vào quá trình sấy khô. Nho khô màu vàng thường được thêm vào các món nướng, trong khi các loại màu đỏ và nâu được ưa chuộng để ăn vặt.
Nho khô là loại quả được nhiều người thích ăn vặt.
Nho khô là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, trải qua quá trình chế biến tối thiểu và thường không có thêm thành phần hoặc chất bảo quản. Nhưng nho khô cũng chứa nhiều đường và calo, vì vậy chúng ta chỉ nên ăn vừa phải.
Một phần tư cốc nho khô chứa:
Lượng calo: 108
Chất đạm: 1 gam
Carbohydrate: 29 gam
Chất xơ: 1 gam
Đường: 21 gam
Nho khô còn là nguồn cung cấp các chất khác như: Sắt, kali, đồng, vitamin B6, mangan.
Nho khô cũng chứa boron - một khoáng chất giúp duy trì sức khỏe xương khớp tốt, có thể cải thiện quá trình chữa lành vết thương và nâng cao hiệu suất nhận thức.
Nho khô là lựa chọn ăn nhẹ tuyệt vời có thể bổ sung một loạt các chất dinh dưỡng vào chế độ ăn uống của bạn. Tuy nhiên, là một loại trái cây khô, nho khô không có hàm lượng nước như nho thông thường. Điều này làm cho chúng ta lâu no hơn so với khi ăn quả tươi và dễ ăn quá nhiều. Bởi vậy, bạn nên chia thành các khẩu phần nhỏ để tránh thêm quá nhiều calo vào chế độ ăn uống.
Bạn có thể thêm một chút nho khô vào ngũ cốc hoặc bữa ăn vặt để có thể nhận được một số lợi ích sức khỏe tiềm năng của loại quả này:
Ăn nho khô lâu no hơn nên quả tươi nên chúng ta rất dễ ăn nhiều.
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Các nghiên cứu cho thấy nho khô có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim bằng cách giảm huyết áp và lượng đường trong máu. Chất xơ trong nho khô có tác dụng làm giảm cholesterol LDL (có hại), giúp giảm căng thẳng cho tim của bạn.
Nho khô cũng là một nguồn cung cấp kali dồi dào. Các nghiên cứu đã phát hiện lượng kali thấp góp phần gây ra huyết áp cao, bệnh tim và đột quỵ. Lượng kali mà cơ thể chúng ta cần sẽ tăng lên nếu lượng natri của chúng ta cao, đây là điều phổ biến trong chế độ ăn của nhiều người hiện nay. Là một loại thực phẩm ít natri, nho khô là một cách tuyệt vời để đảm bảo bạn được cung cấp đủ kali.
Giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính
Nho khô có hàm lượng chất chống oxy hóa cao hơn so với các loại trái cây sấy khô khác. Quá trình sấy khô cũng bảo tồn các chất chống oxy hóa này, thúc đẩy hoạt động mạnh hơn so với nho tươi.
Chất chống oxy hóa ngăn ngừa tổn thương tế bào gây ra bởi các yếu tố tự nhiên như lão hóa và hành vi lối sống. Một số chất chống oxy hóa mạnh hơn trong nho khô được gọi là dưỡng chất thực vật. Các hợp chất có nguồn gốc thực vật này đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, loãng xương và ung thư.
Nghiên cứu cho thấy rằng các dưỡng chất thực vật cũng có thể có đặc tính chống viêm, giảm đau và bảo vệ não.
Nho khô có nhiều loại với màu sắc khác nhau, tùy thuộc vào quá trình và loại nho được làm khô.
Duy trì sức khỏe đường tiêu hóa
Nho khô là một nguồn chất xơ hòa tan tốt, giúp hỗ trợ tiêu hóa và giảm các vấn đề về dạ dày.
Nho khô cũng chứa axit tartaric. Nghiên cứu cho thấy loại protein này có thể có đặc tính chống viêm, cải thiện chức năng đường ruột và giúp điều chỉnh sự cân bằng của vi khuẩn trong ruột. Một nghiên cứu cho thấy nó cũng có thể hoạt động để giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.
Hữu ích cho sức khỏe răng miệng
Một số chất dinh dưỡng thực vật trong nho khô - như axit oleanolic và axit linoleic - có thể có đặc tính kháng khuẩn. Các nghiên cứu đã phát hiện tác dụng này có thể hạn chế vi khuẩn hình thành mảng bám trong miệng của chúng ta.
Những chất chống oxy hóa này cũng giúp duy trì nồng độ pH trong miệng khỏe mạnh. Điều này có thể giữ cho nước bọt của chúng ta không trở nên quá chua, giúp ngăn ngừa sâu răng.
Nho khô hầu như an toàn với mọi người. Loại quả này có chỉ số đường huyết thấp vừa phải, có nghĩa là chúng không gây ra tăng đột ngột và làm giảm lượng đường trong máu của bạn. Vì điều này, nho khô có thể là lựa chọn tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường.
Tuy nhiên, hàm lượng dinh dưỡng dậm đặc trong nho khô có thể gây ra tác dụng phụ nếu ăn nhiều:
Tăng cân không mong muốn
Một số nghiên cứu cho thấy nho khô có thể giúp mọi người giảm hoặc kiểm soát cân nặng. Tuy nhiên, chúng chứa nhiều calo trong mỗi khẩu phần, vì vậy nên ăn vừa phải để tránh tăng cân không mong muốn.
Khó chịu ở dạ dày
Chất xơ trong nho khô có liên quan đến một loạt các lợi ích sức khỏe. Nhưng quá nhiều chất xơ trong chế độ ăn uống của chúng ta có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng và chuột rút.
Mối lo ngại về tồn dư thuốc trừ sâu
Nho khô làm từ nho được phun thuốc trừ sâu có thể chứa dư lượng trong sản phẩm cuối cùng. Sau quá trình làm khô nho, người sản xuất đôi khi cũng xông hơi các khu vực bảo quản để tránh sâu bệnh. Việc nạp thực phẩm có dư lượng thuốc trừ sâu có liên quan đến các vấn đề sức khỏe như ung thư, vì vậy tốt nhất bạn nên ăn nho khô hữu cơ bất cứ khi nào có thể. Thực phẩm hữu cơ có ít dư lượng thuốc trừ sâu hơn và không bị phun khử trùng.
![]() ![]() ![]() |
© Copyright 2010 - 2023
Email: info@nuoicon.com
Nuoicon.com là Chuyên trang Thông tin kiến thức dành cho mẹ